Việt Nam gia nhập Asean vào thời gian nào? Thời cơ và thách thức của Việt Nam khi gia nhập Asean

Bạn đang xem bài viết Việt Nam gia nhập Asean vào thời gian nào? Thời cơ và thách thức của Việt Nam khi gia nhập Asean tại Phuxuanuni.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Với những người thuộc quốc gia Đông Nam Á, chắc hẳn chẳng còn xa lạ gì với cái tên Asean. Vậy Việt Nam gia nhập Asean vào thời gian nào? cùng theo dõi bài viết dưới đây của Phuxuanuni.edu.vn để cùng giải đáp những thắc mắc trên nhé!

Việt Nam gia nhập Asean vào thời gian nào?

Việt Nam gia nhập Asean vào 28-7-1995. Việt Nam chính thức gia nhập Asean. Đánh dấu quá trình hội nhập khu vực của Việt Nam cũng như tiến trình, hợp tác, liên kết của cả khu vực.

Việt Nam gia nhập Asean vào thời gian nào? Thời cơ và thách thức của Việt Nam khi gia nhập Asean

Các nước gia nhập Asean vào năm nào?

Hiện nay, Asean có 10 nước thành viên tham gia bao gồm:

5 quốc gia sáng lập và tham gia Asean vào ngày 8/8/1976, đó là:

  • Cộng hoà Indonesia
  • Liên bang Malaysia
  • Cộng hoà Philippines
  • Cộng hòa Singapore
  • Vương quốc Thái Lan

Các quốc gia gia nhập sau:

  • Vương quốc Brunei (ngày 8 tháng 1 năm 1984)
  • Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (ngày 28 tháng 7 năm 1995)
  • Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (ngày 23 tháng 7 năm 1997)
  • Liên bang Myanma (ngày 23 tháng 7 năm 1997)
  • Vương quốc Campuchia (ngày 30 tháng 4 năm 1999)
  • Hai quan sát viên và ứng cử viên: Papua New Guinea quan sát viên của Asean và Đông Timo hiện là ứng cử viên của Asean

Việt Nam gia nhập Asean vào thời gian nào?

Nguyên nhân Việt Nam gia nhập Asean?

Bối cảnh quốc tế

Sau sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu, hệ thống XHCN tạm thời suy thoái; Các nước TBCN tìm mọi cách gây sức ép chính trị, kinh tế, quân sự, dung diễn biến hòa bình, áp đặt các giá trị dân chủ,nhân quyền nhằm gây ảnh hưởng đối với các nước XHCN còn lại.

Việt Nam gia nhập Asean vào thời gian nào?

Các nước đang phát triển có xu hướng đoàn kết lại chống sự áp đặt của các nước lớn. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và cách mạng thông tin phát triển mạnh gây tác động lớn đến chính trị, kinh tế, xã hội các nước. Các quốc gia dần dần có xu hướng ảnh hưởng và phụ thuộc lẫn nhau, ranh giới chủ quyền quốc gia suy giảm,xuất hiện ngày càng nhiều các vấn đề toàn cầu.

Các cuộc chiến tranh lớn giữa các nước lớn và khu vực khó xảy ra nhưng chiến tranh nhỏ đan xen: xung đột khu vực, xung đột tôn giáo và sắc tộc, chiến tranh thương mại, chiến tranh thông tin,… Nhưng xu thế hòa bình ổn định tương đối và hợp tác để phát triển vẫn là xu thế chính.

Xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế thế giới tiếp tục gia tăng. Thị trường kinh tế thế giới trở thành một khối thống nhất và liên minh kinh tế, hội nhập kinh tế trở thành xu thế tất yếu. Một loại tổ chức khu vực ra đời như khu vực tự do thương mại Asean (AFTA) khu vực tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA).

Bối cảnh khu vực

Châu Á – Thái Bình Dương vẫn là khu vực phát triển năng động và có tác động cao nhất của thế giới; là khu vực tập trung nhiều lợi ích của các nước lớn mà trong đó có các nước Đông Nam Á. Sau hiệp định Pari về Campuchia 1991 và đến năm 1993 Mỹ rút quân khỏi Đông Nam Á, lần đầu tiên trong lịch sử Đông Nam Á không còn căn cứ quân sự và quân đội nước ngoài, không còn đối đầu.

Giai đoạn 1992 -1995, sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu kéo theo sự sụp đổ của trật tự hai cực trong quan hệ quốc tế,dưa đến những thay đổi trong cán cân lực lượng trên thế giới và khu vực. Việc giảm sự có mặt về quân sự của Hoa Kỳ và Nga đã tạo ra những chỗ trống quyền lực ở khu vực.

Một vài cường quốc trong khu vực cố gắng đẩy mạnh vai trò chính trị, kinh tế, quân sự đã làm tăng mối lo ngại cho các nước Asean và các nước Đông Nam Á khác. Thêm vào đó, sự rút lui của Hoa Kỳ đã làm cho chỗ dựa truyền thống về an ninh của các nước Asean.

Trong khi vấn đề Campuchia chưa được giải quyết, các vấn đề xung đột lại nảy sinh,… Đó là những thách thức rất lớn đối với Asean buộc họ phải tìm một cơ chế bảo đảm an ninh,gìn giữ nền hòa bình mỏng manh mới giành được khu vực.

Vì vậy vấn đề phát triển kinh tế là thách thức lớn nhất của Asean cho vấn đề đấu tranh với các nước lớn chống bảo hộ mậu dịch. Hai là tăng cường sức mạnh khu vực thông qua đẩy mạnh hợp tác trong khu vực.

Tình hình trong nước

1986-1996 dù đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên lĩnh vực kinh tế nhưng Việt Nam vẫn là nền kinh tế thấp. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ ở mức trung bình của các nước đang phát triển. Trong các doanh nghiệp trang thiết bị công nghệ phần lớn lạc hậu. Năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất cao, chất lượng sản phẩm không đủ sức cạnh tranh ngay cả thị trường trong nước.

Việt Nam gia nhập Asean vào thời gian nào?

Trình độ phát triển của nước ta so với các nước trong khu vực bị thu hẹp. Tốc độ tăng GDP và GDP theo đầu người năm 1991 là 1,44 lần và năm 1997 là 1,60 lần Việt Nam là một nước theo con đường XHCN.

Sau sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu, Việt Nam ít nhiều gặp khó khăn. Do trước kia “Liên Xô bù 25%-30% thâm hụt ngân sách” nay Việt Nam mất viện trợ có giá trị từ 1 tỷ USD/năm giảm xuống 0 năm 1999.

Thêm nữa thời kỳ này Mỹ thi hành chính sách cấm vận với Việt Nam đã ngăn trở các khoản viện trợ và đầu tư của tổ chức đa phương IMF, WB. Ngoài ra các lực lượng thù địch đẩy mạnh chính sách diễn biến hòa bình.

Tình trạng này buộc Việt Nam phải quan hệ kinh tế với các nước trong khu vực thì ta vẫn đang trong thời kì khó khăn.Chính vì vậy việc nước ta cần làm để tránh khỏi nguy cơ tụt hậu là “phát triển quan hệ hữu nghị với các nước Đông Nam Á-Thái Bình Dương, phấn đấu cho một Đông Nam Á hòa bình,hữu nghị, hợp tác”.

Thời cơ và thách thức của Việt Nam khi gia nhập Asean

Thời cơ của Việt Nam khi gia nhập cộng đồng Asean:

  • Trong kinh tế: thu hút vốn và kĩ thuật của các quốc gia tiên tiến trong khu vực, phát triển du lịch dịch vụ.
  • Về văn hóa giáo dục: Được giao lưu, tăng cường hiểu biết giữa các nền văn hóa truyền thống độc đáo,tiếp cận nền giáo dục của các quốc gia tiên tiến.
  • Về an ninh-chính trị: chung tay giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu, đảm bảo ổn định chính trị của khu vực.

Thách thức của Việt Nam khi gia nhập cộng đồng Asean:

  • Chênh lệch về mức sống và sự tăng trưởng giữa các nước;
  • Khác biệt về chế độ chính trị;
  • Lai căng về văn hóa, dung nhập tệ nạn xã hội;
  • Cạnh tranh với các nước đã có nền kinh tế phát triển hơn.

Việt Nam gia nhập Asean vào thời gian nào?

Việt Nam gia nhập Asean có ý nghĩa gì?

Việt Nam gia nhập Asean mang lại nhiều ý nghĩa to lớm. Trước năm 1979, mối quan hệ giữa ba nước Đông Dương với Asean là đối đầu, căng thẳng. Thời gian sau đó, vấn đề Campuchia được giải quyết. Ngày 28-7-1995, Việt Nam tham gia và trở thành thành viên thứ 7 của Asean.

Đến sau đó hai năm kết nạp thêm Lào và Mianma, năm 1999 thêm Campuchia. Việc mở rộng thành viên sẽ giúp Asean đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định cùng phát triển.

Vì thế, việc Việt Nam tham gia Asean đã trở thành mốc mở ra triển vọng cho sự liên kết toàn khu vực Đông Nam Á.

Asean là gì?

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là Asean) là một tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore và Philippines.

Việt Nam gia nhập Asean vào thời gian nào?

Asean ra đời nhằm biểu hiện tinh thần đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau. Đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên.

Sau Hội nghị Bali năm 1976, Asean xúc tiến chương trình cộng tác kinh tế, nhưng các nỗ lực đều đi đến bế tắc vào giữa thập niên 1980. Phải đợi đến năm 1991, khi Thái Lan đề xuất thành lập khu vực thương mại tự do. Thì Khu vực Mậu dịch Tự do Asean mới hình thành. Hàng năm, các nước thành viên đều luân phiên tổ chức các cuộc hội họp chính thức để tăng cường hợp tác.

Asean có bao nhiêu thành viên?

Tính đến năm 1999, Asean gồm có 10 quốc gia thành viên (trừ Đông Timor và Papua New Guinea chưa kết nạp, hiện đang giữ vai trò quan sát viên).

Việt Nam gia nhập Asean vào thời gian nào?

Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Việt Nam gia nhập Asean vào thời gian nào và mục tiêu của tổ chức này. Đừng quen theo dõi Phuxuanuni.edu.vn để cập nhật những nội dung mới mỗi ngày nhé!

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Việt Nam gia nhập Asean vào thời gian nào? Thời cơ và thách thức của Việt Nam khi gia nhập Asean tại Phuxuanuni.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.