Kiến thức – Kỹ năng – Thái độ luôn là 3 yếu tố vô cùng quan trọng trong mắt nhà tuyển dụng đối với một sinh viên mới ra trường khi đi xin việc làm. Vậy khi đi phỏng vấn điều khiến cho nhà tuyển dụng cảm thấy ấn tượng nhất là gì? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về 3 yếu tố này trong cách nhìn của những nhà tuyển dụng nhé.
1. Kiến thức chuyên môn
Kiến thức về chuyên môn là điều cần thiết và bắt buộc bạn phải có khi đi xin vào một vị trí mà bạn muốn làm việc. Những kiến thức liên quan tới chuyên ngành, ngoại ngữ là một trong những yếu tố giúp cho sinh viên dễ dàng có thể ứng tuyển hơn khi đi xin việc.
Tuy nhiên, kiến thức chuyên môn chỉ là một phần trong bức tranh toàn cảnh. Để thực sự nổi bật và có được công việc mơ ước, bạn cần trau dồi thêm nhiều kỹ năng mềm khác. Khả năng giao tiếp tốt, làm việc nhóm hiệu quả, giải quyết vấn đề sáng tạo và khả năng thích ứng với môi trường làm việc năng động là những yếu tố không thể thiếu. Bên cạnh đó, kinh nghiệm thực tế, dù là nhỏ, thông qua các hoạt động ngoại khóa, dự án cá nhân hay thực tập, sẽ giúp bạn chứng minh năng lực và tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Một hồ sơ xin việc ấn tượng, được chuẩn bị kỹ lưỡng với những thông tin chính xác và ngắn gọn cũng là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao cơ hội thành công của bạn. Tóm lại, sự kết hợp hài hòa giữa kiến thức chuyên môn vững chắc, kỹ năng mềm xuất sắc và kinh nghiệm thực tế sẽ là chìa khóa mở ra cánh cửa đến công việc trong mơ của bạn.
Theo một cuộc khảo sát được lấy ý kiến từ nhiều những doanh nghiệp lớn thì kiến thức chuyên môn sẽ chiếm khoảng tổng số điểm là 37,5% điểm số mà nhà tuyển dụng sẽ cho bạn, trong đó thì điểm tốt nghiệp sẽ chỉ là phần thứ yếu.
Điều quan trọng ở đây về phần nhà tuyển dụng không phải là những con số trên bảng điểm của bạn mà điều họ quan tâm là bạn có thể làm được gì và đem lại những gì cho doanh nghiệp của họ chứ không phải là những điểm số bạn đạt được tại trường.
Mặc dù, điểm số học tập của bạn rất tốt. Nhưng khi vào làm hầu hết các doanh nghiệp sẽ đào tạo lại bạn về các kiến thức liên quan tới lĩnh vực chuyên môn mà bạn sẽ làm tại đó. Thế nên, kiến thức chuyên môn chỉ là một điểm cộng đối với nhà tuyển dụng khi bạn đi xin việc.
2. Kỹ năng làm việc
Kỹ năng làm việc, đây là một trong những yếu tố chiếm con số khoảng 46.5% trong 3 yếu tố Kiến thức – Kỹ năng – Thái độ của một sinh viên mới ra trường khi đi xin việc. Điều này cho thấy tầm quan trọng hàng đầu của kỹ năng thực tế trong mắt nhà tuyển dụng. Không chỉ là kiến thức lý thuyết thu được từ giảng đường, mà các kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, quản lý thời gian và kỹ năng cứng liên quan trực tiếp đến chuyên ngành được đào tạo là những yếu tố then chốt giúp sinh viên nổi bật và có được công việc như mong muốn. Việc trang bị kỹ năng làm việc thực tế thông qua các hoạt động ngoại khóa, tham gia các dự án, thực tập tại doanh nghiệp là vô cùng cần thiết để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động ngày càng khốc liệt. Thiếu kỹ năng, dù kiến thức và thái độ tốt đến đâu, cơ hội việc làm vẫn sẽ bị giảm thiểu đáng kể. Do đó, việc đầu tư và trau dồi kỹ năng làm việc cần được các sinh viên đặc biệt chú trọng trong suốt quá trình học tập.
Khả năng bạn có thể hoàn thành những công việc được giao, tư duy sáng tạo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý vấn đề trong công việc, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng thành thục công việc bạn đang muốn ứng tuyển,….Bạn có kỹ năng tốt, biến cách xử lý tình huống một cách hiệu quả. Đây sẽ là một trong những điểm nổi bật của bạn sẽ được nhà tuyển dụng xem xét ở bản.
Năng lực làm việc cũng được đánh giá cao hơn so với kiến thức chuyên môn, nhưng đây chưa phải là yếu tố để nhà tuyển dụng có thể nhận bạn vào làm việc cho công ty họ hay không.
3. Thái độ ứng xử
Thái độ ứng xử đây là một trong những yếu tố mà nhà tuyển dụng cần nhiều nhất ở một bạn sinh viên. Thái độ có thể chiếm tới 93% trong việc quyết định đến tỷ lệ thành công của bạn.
Việc bạn có thể là chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người có định hướng công việc rõ ràng, một con người biết cầu thị, có thái độ làm việc tích cực, biết cách ứng xử trong một hoặc nhiều môi trường làm việc khác nhau.
Mặc dù, bạn không giỏi về kiến thức chuyên môn nhưng thái độ làm việc của bạn tích cực thì đây đã được coi là một điểm cộng rất lớn đối với bạn, việc chiếm được thiện cảm từ nhà tuyển dụng thì bạn từ chính thái độ làm việc của bạn thì đó là thành công của bạn rồi.
Ngoài ra, bạn cần phải có tinh thần làm việc năng động, ham học hỏi, thái độ làm việc cầu tiến, nhiệt huyết, chăm chỉ thì bạn không phải lo lắng bạn không qua được vòng thử việc.
Vì sao nhà tuyển dụng lại quan tâm nhiều tới thái độ ứng xử?
Kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc bạn đều có thể trau dồi thêm trong quá trình làm việc của mình.
Các công ty không cần phải những người quá giỏi, chỉ cần những người có tâm với chính công việc của mình đang làm. Không một công ty nào muốn nhận một người có tài năng nhưng lại không biết cách sử dụng tài năng của mình và không có cái tâm với công việc của mình đang làm.
Đối với đồng nghiệp xung quanh của mình cũng vậy, không ai muốn khi đến công ty thấy đồng nghiệp của mình uể oải, lười biếng, chán nản, thiếu tinh thần trách nhiệm với công việc.
Thái độ cũng là yếu tố quyết định đến chất lượng công việc. Nếu bạn trong một tập thể công ty có một thái độ làm việc tích cực thì sẽ đều lấy được thiện cảm từ những người đồng nghiệp xung quanh mình.
Bạn hãy luôn ghi nhớ rằng trong 3 yếu tố kiến thức – kỹ năng – thái độ thì cả 3 yếu tố đều rất quan trọng nhưng yếu tố quan trọng hơn cả đối với nhà tuyển dụng đó chính là thái độ của bạn. Thái độ của bạn trong công việc, thái độ của bạn đối với những đồng nghiệp xung quanh sẽ giúp bạn đi xa hơn trong sự nghiệp của mình.
Hãy cố gắng tích lũy cho mình cả 3 yếu tố, đặc biệt là thái độ là điều bạn thực sự cần phải đặt lên hàng đầu để bạn có thể vững bước trên con đường chinh phục đam mê và sự nghiệp của mình.